icon icon icon

Cách chia mè/lito nhà mái ngói sao cho hợp lý

Đăng bởi Admin vào lúc 27/2/2023

Lito là gì

Lito là những thanh tre hoặc nứa đặt dọc theo chiều dài của mái nhà, nó được buộc vào rui và dùng lợp nhà. Từ xa xưa, lito được làm từ các thanh tre, thanh nứa, tuy nhiên này nay khi xã hội phát triển hơn, con người biết sử dụng hồ, vữa hay gạch thẻ tạo nên các đường thẳng trên mái bê tông làm mè và lợp ngói.
Tới thập niên 90 người ta đã chế tạo ra các thanh sắt vuông 15, vuông 20 để làm lito. Tuy nhiên đặc điểm của sắt thường bị axit làm cho han gỉ nên người ta thường sơn bảo dưỡng.

Cách xác định khoảng cách Lito tùy theo hãng ngói

  • Đối với mỗi loại ngói, khoảng cách lito cũng được thiết kế khác nhau. Khoảng cách lito được xác định bằng cách đo từ tim của cây lito này đến tim của cây lito bên kia và khoảng cách của đầu bên này và đầu bên kia phải bằng nhau để đảm bảo ngói lợp xong sẽ đẹp và có tính thẩm mỹ hơn.
  • Với những dòng ngói đất nung truyền thống như ngói Đồng Nai, ngói Hạ Long loại 22 viên/m2 thì khoảng cách lito lợp ngói là 270mm
  • Với những loại ngói Nhật Nakamura HP, dòng ngói sơn phủ thế hệ mới Mamo Silicon 3D+ thì:
    - Ngói sóng: Khoảng cách lito lợp ngói từ 330 - 350mm là tối ưu cho mái nhà
    - Ngói phẳng: khoảng cách lito lợp ngói là 250mm
  • Với những loại ngói Thái Lan, sử dụng công nghệ WET on WET đảm bảo khả năng bám chắc của lớp áo màu:
    - Ngói sóng: khoảng cách lito lợp ngói là 320 - 340mm
    - Ngói phẳng: Khoảng cách lito lợp ngói từ 310 - 330mm
  • Đối với ngói Đồng Tâm thì khoảng cách lito lợp ngói từ 280 - 300mm
  • Đối với ngói Tráng men Ý Mỹ khoảng cách lito lợp ngói từ 345-350mm
Thời gian gần đây nhà mái ngói thường được nhắc đến khá nhiều. Nhưng không phải ai cũng biết độ dốc nào thì thích hợp với từng loại khung kèo và cách chia mè/lito sao cho hợp lý.Bài này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số lưu ý nhỏ để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Nếu mái sử dụng khung kèo bằng thép mạ hợp kim thì độ dốc của mái nên lớn hơn 30 độ, ( tất cả các công ty thi công mái ngói đều phải nắm rõ vấn đề này) nếu chúng ta sử dụng mái bê tông thì mái ngói có độ dốc có thể thấp hơn 35 độ.
Cách chia mè/lito nhà mái ngói

Nếu nhà bạn sử dụng khung kèo bằng thép mạ hợp kim thì khoảng cách lito nên được chia đều từ mái xuống. Đối với loại mè /lito được làm từ thép mạ hợp kim GPTRUSS thì khoảng cách mè sẽ được chia dao động từ 330mm đến 360mm đối với loại ngói 10 viên/m2 và từ 250mm-270mm đối với loại ngói 22 viên/ m2.

NGUYÊN TẮC CHUNG:

Việc chia mè tuân thủ theo nguyên tắc 1 - 2 - 3 được miêu tả dưới đây:

* Bước 1: Đặt hàng mè đầu tiên (dưới cùng)

Lắp hàng mè đầu tiên sao cho khoảng cách phủ bì giữa tấm diềm mái bên ngoài và thanh mè là 32,5cm.

* Bước 2: Đặt hàng mè trên nóc (trên đỉnh)

Canh đều và gắn hai hàng mè trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa hai hàng mè là 8cm.

* Bước 3: Chia đều khoảng còn lại

Đo chiều dài “L” của khoảng còn lại (từ hàng mè đầu tiên đến hàng mè trên đỉnh). Chia đều khoảng cách L (mét) thành những khoản bằng nhau và nằm trong giới hạn từ 31 đến 33cm để đặt những hàng mè còn lại. Khoảng cách mè nằm vượt ngoài giới hạn cho phép sẽ gây khó khăn cho việc lợp ngói hay dẫn đến rò rỉ nước. Vì vậy, cần cẩn trọng khi chia khoảng cách mè.

SỬ DỤNG BẢNG CHIA KHOẢNG CÁCH MÈ:



Cách chia mè/lito nhà mái ngói sao cho hợp lý
  1.  Giả sử khoảng cách còn lại L là 5 mét.
  2. Tìm trong Bảng tính khoảng cách mè, độ dài gần nhất với L là 5,01m. Do vậy, L ở đây bằng 5,01m.
  3. Từ bảng tính, ta biết cần đặt 16 hàng mè cho khoảng còn lại, khoảng cách giữa mỗi hàng là 31,3cm.

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG:

  1. Việc chia khoảng cách mè được thực hiện trên từng mặt mái khác nhau nên không phải các thanh mè trên các mặt mái hoàn toàn nối (chạm) vào nhau. Trên thực tế, độ lệch có thể là khá lớn, nếu bạn nhìn vào mái trước khi lợp ngói. Tuy nhiên, sau khi đã lợp ngói và lắp đặt các loại ngói phụ kiện, bạn gần như không thể nhận ra sự lệch nhau giữa các hàng ngói trên các mặt mái khác nhau (nếu có).
  2. Thêm vào đó, đối với một mái nhà, đảm bảo các công năng che chắn ngôi nhà khỏi nắng gió, mưa bão là yêu cầu quan trọng nhất. Do vậy, đừng cố ép cho các hàng mè "chạy giáp mí". Nếu bạn làm điều đó, biết đâu có thể sẽ có một khoảng cách mè nào đó nằm ngoài khoảng cho phép (31 - 33 cm) hay khoảng cách giữa cách thanh mè trên cùng một mặt mái lại chẳng đều nhau.
Sau khi hoàn thành hệ khung kèo Bạn tiến hành lợp một hàng ngói trước và bên lợp từ trái qua phải đối với loại ngói lợp sóng nhỏ ngược lại bạn lợp từ trái qua và từ dưới lên dành cho ngói sóng lớn
Mỗi viên ngói sẽ được liên kết bằng vít gắn vào hệ vì kèo. Tùy vào từng loại ngói mà sử dụng từng loại vít khác nhau sao cho phù hợp.sau khi hoàn thành phần ngói lợp ta tiến hành lợp ngói nóc và ngói rìa.làm lần lượt cho đến khi hoàn thành phần mái.

DỰ ÁN